Cờ Tướng có bao nhiêu quân? Cách chơi cờ tướng từ A đến Z

Cờ Tướng có bao nhiêu quân? Cách chơi cờ tướng từ A đến Z

Cờ tướng có bao nhiêu quân? Được biết, cờ tướng là trò chơi trí tuệ, bắt buộc người chơi phải sử dụng chiến thuật mới có thể giành được chiến thắng. Cờ tướng là trò không còn xa lạ gì đối với người dân Việt Nam nữa. Hầu như ai cũng biết chơi cờ Tướng cho dù là lớn hay nhỏ. Tuy nhiên, vẫn còn ít người chưa biết cờ Tướng là gì cùng cách chơi của nó. Nếu bạn đã bị cờ Tướng hấp dẫn nhưng chưa biết luật chơi thì đọc ngay cẩm nang cá cược này nhé!

Link vào trang cá cược FB88 chơi đánh cờ tướng online hấp dẫn dưới đây:

Cờ tướng có bao nhiêu quân? Giới thiệu tổng quan về cờ tướng

Tên ban đầu của cờ Tướng là gì?

Cờ Tướng lúc đầu có cái tên là Tượng Kỳ (象棋) với ý nghĩa l à cờ hình tượng (theo chữ Hán). Ngoài ra, cũng có một số loại tài liệu nói rằng, vì cờ cổ Saturanga có quân voi rất kỳ lạ. Nên họ đã đặt tên cờ là Tượng Kỳ mang ý nghĩa kỷ niệm một loại cờ lạ có voi. Đó cũng là lý do mà rất nhiều người gọi “Tượng Kỳ” là cờ voi. Ở Việt Nam thì trò chơi này luôn được gọi là cờ Tướng bởi vì quân Tướng là quân quan trọng nhất trong bàn cờ.

Cờ tướng có nguồn gốc từ đâu?

Câu hỏi thường được nhiều người thắc mắc nhất đó là cờ tướng xuất phát từ đâu? Cờ tướng có bao nhiêu quân? Không chỉ nổi tiếng là một trò chơi trí tuệ hay mà cờ Tướng còn có một bề dày lịch sử cực kỳ hấp dẫn.

Giả thuyết đầu tiên về lịch sử của cờ Tướng là vào thế kỷ I TCN. Theo tài liệu thì đây là một trong những thú vui của các mạnh thường quân thời đó. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một sách báo nào nói rõ luật của trò chơi này nên vẫn chưa thể nói nó có quan hệ với cờ Tướng hiện nay.

Cờ tướng bắt nguồn từ đâu?
Cờ tướng bắt nguồn từ đâu?

Giả thuyết thứ 2 đó là vào năm 569 thì Bắc Kinh Vũ Đế đã chắp bút cho ra đời cuốn sách tên là “Tượng kinh”. Theo như tìm hiểu thì trong cuốn sách này mô tả luật chơi của một trò chơi dựa vào thiên văn học, trò chơi này còn được gọi là Tượng Kỳ. Như suy nghĩ của Murray thì luật chơi của Tượng Kỳ đại diện cho những chuyển động của các vật thể trên bầu trời.

Thêm một giả thuyết nữa về lịch sử cờ Tướng đến từ Ấn Độ. Rất nhiều người đồng ý với quan điểm rằng cờ Tướng được bắt nguồn từ cờ cổ Saturanga của Ấn vào khoảng thế kỷ V đến thế kỷ VI. Sau đó, loại cờ cổ này phát triển thành cờ Vua ở phía Tây. Còn ở phía Đông thì trở thành cờ Tướng. Đến khoảng thế kỷ VII thì cờ Tướng hiện đại xuất hiện tại Trung Quốc.

Mục đích của ván cờ tướng

Một bàn cờ Tướng gồm có 2 người, một người quân Trắng (Đỏ) và một người cầm quân Đen (Xanh). Người chơi phải tìm cách dẫn dắt các quân cờ của mình theo đúng luật để bắt Tướng của đối phương.

Tìm hiểu về cờ tướng
Tìm hiểu về cờ tướng

Bàn cờ và quân cờ

Bàn cờ Tướng là một hình chữ nhật có 9 đường dọc và 10 đường ngang cắt nhau vuông góc. Nếu để ý, bạn sẽ thấy trong bàn cờ sẽ có một khoảng trống chia bàn cờ thành 2 nửa bằng nhau. Đây được xem là đường ranh giới giữa 2 phía và được gọi là sông. Mỗi bên sẽ có một cung Tướng hình vuông do 4 ô hợp thành tại các đường dọc 4, 5 và 6.

Theo như luật của cờ Tướng thì khi nhìn bàn cờ chính diện, phía dưới sẽ là quân Đỏ còn phía trên là quân Xanh. Nếu như là quân Đỏ thì các đường dọc đánh số từ 1 tới 9 là phải qua. Còn nếu như là quân Xanh thì các đường dọc chạy từ 9 đến 1.

Bàn cờ tướng có bao nhiêu quân?
Bàn cờ tướng có bao nhiêu quân?

Cờ tướng có bao nhiêu quân? Lúc bắt đầu, mỗi bên sẽ có 16 quân, tổng cộng cả bàn cờ là có 32 quân cờ. 32 quân này sẽ chia ra thành 7 loại quân là Tướng, Sĩ, Tượng, Xe, Pháo, Mã, Tốt và được ký hiệu toàn bộ bằng chữ Hán. Quân cờ của 2 bên có thể sẽ có ký hiệu khác nhau, ví dụ như quân Tượng bên Đỏ sẽ được ký hiệu khác so với quân Tượng bên Xanh. Mặc dù ký hiệu khác nhau là vậy nhưng cách đi của nó lại hoàn toàn giống nhau.

Luật chơi cờ tương căn bản

Các quân trong cờ Tướng

Tướng (Soái)

Quân Tướng không thể đi xa được, nó chỉ có thể di chuyển ở trong phạm vi cung mà thôi. Mặc dù là quân quan trọng nhất bàn cờ nhưng nếu xét về khả năng chiến đấu thì quân Tướng được xem là quân yếu nhất. Tuy nhiên, khi cờ tàn đòn thì quân Tướng lại trở nên rất mạnh. Quân Tướng được bảo vệ bởi 2 Sĩ và Tượng xung quanh.

Quân Tướng
Quân Tướng

Cũng như quân Tướng thì quân Sĩ luôn phải ở trong cung. Quân Sĩ đi chéo 1 ô mỗi nước và có 5 điểm có thể đứng hợp lệ. Chức năng của Sĩ đó là bảo vệ Tướng. Nếu mất Sĩ khi đối phương còn đủ 2 Xe thì nguy cơ cao là bạn sẽ thua trận. Thường thì đối phương sẽ sử dụng những chiến lược như dùng Xe Mã Tốt tấn công, bỏ Pháo ăn Sĩ để làm lung lay hàng phòng ngự sau đó ăn Tướng. Do đó, nếu cờ tàn mà còn Pháo thì phải giữ lấy Sĩ để còn làm ngòi cho Pháo tấn công nữa.

Quân Sĩ
Quân Sĩ

Tượng

Quân Tượng có khả năng phòng thủ cao hơn quân Sỉ và được phép đi chéo 2 ô mỗi nước, tuy nhiên không được vượt sang sông. Vậy nên, quân Tượng sẽ có 7 vị trí để đi trong bàn cờ Tướng. Nước đi của Tượng sẽ được coi là không hợp lệ khi xuất hiện một quân cờ nằm chặn giữa đường đi. Vị trí cản Tượng được gọi là “mắt Tượng”.

Quân Tượng
Quân Tượng

Xe

Vì là quân cờ mạnh nhất nên quân Xe có thể đi ngang hoặc dọc trên bàn cờ tùy ý. Miễn sao đừng để có một quân khác cản đường từ điểm đi tới điểm đến là được. Những người đã chơi cờ Tướng lâu năm sẽ đưa các quân Xe đi ra các đường dọc để tiện cho việc tấn công và phòng thủ.

Quân xe
Quân xe

Pháo

Quân Pháo cũng có thể đi ngang và dọc trên bàn cờ giống quân Xe. Chỉ khác một điều là Pháo phải nhảy qua một quân nào đó nếu muốn ăn quân. Nếu không ăn quân thì mọi điểm đi và điểm đến của quân Pháo của phải không có quân cản đường.

Quân Pháo
Quân Pháo

Quân Mã được phép đi ngang hoặc dọc 1 ô và chéo 1 ô. Tuy nhiên nếu đi chéo thì phải cùng phía với hướng đi trước đó. Nếu như bên cạnh quân Mã có một quân nào đó thì có nghĩa là đường đó bị cản và không được phép đi. Khả năng chiến đấu của quân Mã bị hạn chế vì có thể bị cản và không thể đi thẳng. Nếu như so với Xe hoặc Pháo thì quân Mã có phần kém hơn một chút. Một điểm đặc biệt ở quân Mã mà có thể bạn chưa biết đó chính là quân Mã khi tàn cuộc lại mạnh hơn quân Pháo.

Quân Mã
Quân Mã

Tốt (Binh)

Trên bàn cờ thì quân Tốt có phạm vi di chuyển khá rộng. Mỗi nước quân Tốt sẽ được đi 1 ô. Nếu như Tốt chưa qua sông, nó chỉ được phép tiến. Còn nếu đã qua sông rồi thì có thể đi ngang hoặc đi tiến, nhưng không được phép đi lùi. Khi Tốt đi qua đường biên ngang của đối thủ thì được gọi là Tốt lụt.

Quân Tốt
Quân Tốt

Việc thí Tốt là một điều hiển nhiên trong cờ Tướng. Hầu như các quân Tốt đều bị quân Xe, Pháo, Mã ăn mất trong quá trình chơi. Nếu cờ tàn mà bạn vẫn còn giữ nhiều Tốt thì đây được xem như dấu hiệu của chiến thắng. Lúc này, quân Tốt có thể đem đến thắng lợi cho bạn. Nếu không, nó cũng sẽ giúp bạn hòa cờ. Khi mà Tốt đã qua sông và đưa tới gần cung rồi thì Tướng của đối phương sẽ bị đe dọa không ít. Bởi vì khi quân Tốt đến tuyến áp đáy, ép sát cung Tướng thì giá trị của quân Tốt lúc này ngang ngửa quân Xe. 

Các luật khác của cờ Tướng

  • Lộ mặt Tướng: Có nghĩa là 2 quân Tướng không được phép ở trên cùng một cột. Nhất định phải có một quân nào đó ở giữa để che mặt 2 tướng không đối diện với nhau. Nước đi sẽ được cho là không hợp lệ nếu để 2 Tướng đối mặt. 
  • An toàn của Tướng: Sau khi hoàn thành một nước đi, Tướng của bên đi không được để quân đối phương ăn ngay ở nước tiếp theo. Nước đi để Tướng không an toàn cũng được xem là không hợp lệ và không được công nhận. 
  • Quân Mã sẽ bị cản theo hướng đi 1/2 của hình tam giác. Còn quân Tượng bị cản theo hướng đường chéo đầu tiên trong 2 đường chéo đi đến. 
  • Khi bên này đã hết nước đi thì bên còn lại sẽ giành chiến thắng. 

Những ký hiệu vị trí trên bàn cờ

Đường dọc

Đường dọc được ký hiệu từ 1 đến 9 từ phải qua bằng chữ số Ả Rập hoặc chữ Trung Quốc.

Đường ngang

Gồm có 5 tuyến đường ngang, tính từ tuyến hà cho tới tuyến đáy. Vị trí của đường ngang được ký hiệu bằng tên của các tuyến.

Các giai đoạn của một ván cờ tướng

Khai cuộc

Khi chơi cờ mà mới chỉ đánh trong khoảng 5 đến 12 nước thì được gọi là khai cuộc. Theo như nghiên cứu mới nhất thì khai cuộc quyết định đến 40% khả năng thắng cờ. Còn trung cuộc và tàn cuộc chỉ chiếm 30% mà thôi. Khai cuộc được chia thành 2 loại chính là: 

  • Khai cuộc pháo đầu.
  • Khai cuộc không pháo đầu.

Trung cuộc

Ở trung cuộc thì có rất nhiều chiến thuật, dưới đây là một số chiến thuật cơ bản bạn có thể tham khảo:

  • Bắt đôi: Bắt 2 quân cùng một lúc cùng một lúc đuổi bắt hai quân.
  • Nội kích: đánh từ phía trong.
  • Kích thẳng vào Tướng.
  • Tả hữu giáp công: Đánh cùng lúc cả 2 cánh
  • Chiếu tướng bắt quân.
  • Điệu hổ ly sơn: Làm cho quân hay tướng của đối phương phải rời vị trí cũ, chuyển sang vị trí mới.
  • Dẫn dụ: Thu hút quân của đối phương đến vị trí đã giăng bẫy sẵn. Sau đó chặn đường phòng thủ và bắt đầu tấn công.
  • Tạo ách tắc: Sử dụng chiến lược thí quân để cản trở đường đi của đối phương.
  • Ngăn trở, chia cắt: Sử dụng chiến thuật này nhằm cắt đứt sự liên kết giữa các quân cờ đối thủ.
  • Khống chế: Chiến thuật ngăn cản phạm vi hoạt động của cờ đối thủ. 
  • Dịch chuyển: Để ý sự linh hoạt của các quân cờ khi dịch chuyển chiến thuật này.
  • Bao vây.
  • Trợ sức: các quân cờ cùng nhau hợp sức để chiếu Tướng
  • Vu hồi: đánh từ đằng sau.
  • Qua lại: Dùng để thủ thế hoặc là công sát.
  • Quấy nhiễu.
  • Vây điểm diệt viện: Xác định xong vây chặt quân nào đó của đối phương. Sau đó, đánh quân cứu viện.
  • Nước đợi chờ: Đi một nước không có tác dụng gì để nhường đối phương. Đợi đối phương hết nước đi sau đó thua cờ.
  • Giam quân: Chiến thuật giam quân mạnh của đối phương. Đồng thời sử dụng các quân khác để cân bằng cục diện của bàn cờ.
  • Vừa đỡ vừa chiếu lại.
  • Vừa đỡ vừa trả đòn.

Trung tàn

Trung tàn là khúc chuyển giao giữa 2 giai đoạn: Trung cuộc và Tàn cuộc. Thường thì ở giai đoạn Trung Tàn, cả 2 bên đều đã bi mất ít nhất là 1 quân Xe. Nếu cả 2 người đều bị mất cả 2 quân Xe thì lúc này người ta thường gọi đó là cờ đi bộ vì ván cờ sẽ kéo dài lâu hơn.

Tàn cuộc

Tàn cuộc là khi ván cờ chỉ có sót lại rất ít các quân tấn công. Tàn cuộc được chia thành 3 loại: 

  • Cờ tàn thực dụng:  Khi có kết quả thắng thua, các chuyên gia có thể nghiên cứu và giải thích rõ ràng được.
  • Cờ tàn thực chiến: Không thể phân định được thắng thua rõ ràng.
  • Cờ tàn nghệ thuật (Cờ thế ): Cờ có sự sắp xếp quân thành những dạng độc đáo, tính nghệ thuật rất cao.

Sát cuộc

Sát cuộc là khi người chơi sử dụng một hay nhiều quân cờ để ăn Tướng của đối phương.

Các hình thức chơi cờ tướng khác

Cờ bỏi

Cờ bỏi là một bàn cờ lớn và cho phép nhiều người xem cùng một lúc. Đây sẽ là một cái sân rộng kẻ ô, không như các quân cờ bình thường, quân cờ trong cờ bỏi là những tấm biển bằng gỗ được gắn vào cột dài khoảng 1m. Người chơi phải tự nhấc cá quân cờ để đi. Nếu muốn đi thì phải đợi có hiệu lệnh từ trống bỏi mới đi được.

Cờ người

Các trận cờ người thường được diễn ra ở sân đình của làng. Những người được chọn trong trận cờ người thường là những nam thanh nữ tú trong làng. Để dễ nhận biết, họ sẽ được mặc những loại phục trang như sau: 

  • Tướng: Đội mũ tướng, mặc triều phục bá quan văn võ, chân đi hài thêu, có lọng che. 
  • Sĩ: Đội mũ cánh chuồn có tua vàng.
  • Những người còn lại trong đội cờ người sẽ cầm một chiếc trượng mà phía trên có gắn biểu tượng quân cờ được trạm trổ cực kỳ tinh xảo. 
  • Nam mặc áo đỏ, nữ mặc áo vàng. 

Cờ người cũng có một cái trống to như cờ bỏi vậy. Mỗi lần đến nước đi của ai thì sẽ đánh một hồi trống. Nếu Tướng bị chiếu, trống sẽ đánh liên tục, dồn dập. Nếu quân cờ nào di chuyển quá chậm thì sẽ có tiếng trống đánh nhắc nhở.

Cờ tưởng

Cờ tưởng có nghĩa là người chơi phải tự tưởng tượng bàn cờ trong đầu và đánh. Cờ tưởng chỉ phù hợp đối với những người có trình độ cao. 

Cờ một thế trận

Có nghĩa là trong ván cờ, người chơi chỉ được chơi theo một thế trận mà thôi. Ví dụ như là Thuận Pháo, Tiên Nhân chi lộ,…

Cờ chấp

Người có trình độ cao hơn sẽ chấp quân người có trình độ kém hơn.

  • Chấp quân: Quân bị chấp sẽ được bỏ ra ngoài ngay từ đầu trận, người chấp không được sử dụng quân cờ này trong toàn bộ ván cờ. Thường thì sẽ chấp Xe, Pháo hoặc Mã. 
  • Chấp nước đi: Người được chấp sẽ được đi trước một số nước. Sau khi người được chấp đi xong thì mới tới lượt của người chấp. Người được chấp không được đưa quân sang sông hoặc là ăn quân của người chấp. Mọi người thường chấp từ 1 đến 3 nước, hay gọi là chấp 1-2-3 tiên.

Cờ úp

Khi chơi cờ Úp, bạn phải úp ngược các quân lại, sau đó xáo trộn chúng với nhau ( trừ quân Tướng ). Sau khi đã úp hết các quân cờ thì tiến hành sắp cờ theo thế trận thông thường. Nước đi đầu tiên của cờ úp phải đi theo luật của quân cờ ở vị trí nó đang giữ. Sau khi đi xong một nước thì sẽ lật ngửa xem quân cờ vừa đi là quân nào. Sau đó đi theo luật của cờ ngửa.

Một số luật hay ho khi chơi cờ úp đó chính là: 

  • Quân Sĩ có thể được phép đi ra khỏi cung và đi khắp bàn cờ theo đường chéo. 
  • Quân Tượng được phép sang sông qua lãnh thổ của đối phương để hoạt động. 
  • Quân Tốt có thể xuất phát từ dưới đường biên ngang ở phần sân nhà và đi thẳng lên. Khi qua sông rồi thì được đi ngang.

Cờ Tam quốc

Cờ Tướng thường dành cho 2 người, tuy nhiên, cờ Tam Quốc lại có thể chơi 3 người. Bàn cờ thường là hình lục giác, bên nào bị mất tướng trước thì quân bên đó sẽ sáp nhập vào đội vừa chiếm quân đó. Vậy là 1 người chơi sẽ có đến 2 tướng, 4 xe,… Sau khi đã chiếm được Tướng của một nước thì thế trận bây giờ là 2 đấu 1.

Cờ tam quốc
Cờ tam quốc

Cờ thế

Cờ thế là khi bắt đầu ván cờ, các quân cờ đã không còn ở vị trí ban đầu nữa. Các quân cờ đã bị di chuyển như một ván cờ đang chơi dở. Nhiệm vụ của bạn là phải thắng hoặc cầm hòa cờ bằng các nước đi theo như yêu cầu. Ngoài ra, còn có 2 hình thức chơi cờ khác nữa đó là cờ tướng mãn châu và cờ tướng 7 người. 

Kết luận

Cờ Tướng có bao nhiêu quân? Tổng cộng có 32 quân và được chia thành 7 loại cờ. Cờ Tướng là trò chơi trí tuệ, cần phải mài dũa theo tháng năm chứ không thể luyện ngày một ngày hai mà trở thành cao thủ được. Mách cho bạn điều này, đó chính là hãy vào cẩm nang cá cược FB88 và chơi với những người đam mê cờ tướng để nâng cao trình độ của bản thân nhé! Nếu bạn kiên trì thì chỉ trong khoảng thời gian ngắn thôi, bạn có thể trở thành cao thủ cờ Tướng đấy!

Xem thêm:

Tìm hiểu luật chơi liêng 3 cây đơn giản và cụ thể nhất

Tìm hiểu luật chơi blackjack hấp dẫn tại nhà cái FB88

Cách chơi casino trực tuyến luôn thắng không phải ai cũng biết

Tags: