Việt vị là gì? Khi theo dõi các trận bóng đá có lẽ bạn thường hay nghe đến lỗi việt vị hay những pha ghi bàn không được công nhận do lỗi việt vị. Có thể nói là ranh giới từ đúng luật đến phạm luật việt vị rất mong manh. Vậy bạn đã biết việt vị là gì, được quy định như thế nào chưa? Ngay sau đây 88viet.net sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn như thế nào gọi là việt vị trong bóng đá. Theo dõi bài viết sau để biết luật việt vị chi tiết và chính xác nhất bạn nhé!
Việt vị hay liệt vị?
Trong bóng đá, “việt vị” hay “liệt vị” là từ dùng để chỉ lỗi vị trí của cầu thủ đang thi đấu trên sân. Khá nhiều người chưa phân biệt rõ hai từ này vì chúng có cách đọc khá giống nhau. Vậy đâu mới là cách gọi đúng của lỗi này?
Xin khẳng định với tình huống này phải dùng từ “việt vị” mới chính xác. Trong từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê làm chủ biên đã có định nghĩa khá cụ thể. Lỗi vị trí ở đây chính là “Lỗi của cầu thủ bóng đá khi nhận bóng để tiến công ở sân đối phương mà phía trước không có hai cầu thủ của đối phương” (Trích trang 1094). Hay nói cách khác là phạm lỗi khi nhận bóng ở khu vực phía dưới hàng hậu vệ của đối phương nhưng trước mặt không có cầu thủ khác của đội bạn, chỉ có thủ môn. Dựa theo quyển từ điển này chỉ có duy nhất từ “việt vị” với định nghĩa đã nêu. Hoàn toàn không có mục từ “liệt vị” do đó từ này là chưa chính xác.
Việt vị là gì?
Một vị trí được xem là việt vị nếu có các điều kiện sau đây:
- Cầu thủ việt vị đang đứng ở phần sân của đối phương
- Trong khoảng cách từ cầu thủ việt đến đường biên ngang cuối sân của đối phương có ít hơn 2 cầu thủ thuộc đội bạn.
- Cầu thủ việt vị phải tham gia vào đường bóng.
- Cầu thủ việt vị đang đứng ở hướng tấn công vào khung thành đội bạn.
Lưu ý trong 3 điều kiện đầu tiên, thủ môn cũng được tính là một cầu thủ của đội bạn. Không phải trong mọi trường hợp thủ môn đều đúng ở vị trí thấp nhất trong đội hình. Có đôi khi thủ môn không được tính là 1 trong 2 cầu thủ cuối cùng của đội bạn.
Lỗi việt vị
Sân 7 người có luật việt vị không?
Trong bóng đá 7 người Luật việt vị được quy định cụ thể như sau:
- Một cầu thủ được xem là đang trong vị trí việt vị nếu cầu thủ đó đã di chuyển qua đường 13m của phần sân đối phương đồng thời đã chiếm vị trí gần với đường biên ngang của sân đội bạn hơn bóng, trừ trường hợp:
- 2 cầu thủ của đội đối phương cũng đang đứng gần đường biên ngang như cầu thủ đó.
- Cầu thủ đã nhận bóng do cầu thủ đội bạn chủ động chuyền đến.
- Cầu thủ đó nhận bóng trực tiếp từ quả phát bóng, phạt góc hay quả ném biên và thả bóng của trọng tài thì không được xem là việt vị.
- Một cầu thủ dù ở vị trí việt vị nhưng chưa chắc sẽ bị coi là phạm luật. Phạt việt vị chỉ được áp dụng cho cầu thủ đó nếu trọng tài nhận định là có hành vi chủ động:
- Tham gia vào tình huống bóng khi đồng đội chuyền bóng hoặc khống chế bóng.
- Có hành vi cố tình gây trở ngại cho cầu thủ đối phương.
- Chiếm lợi thế trong vị trí việt vị một cách chủ động.
- Trọng tài sẽ cho đội đối phương hưởng quả phạt trực tiếp nếu có cầu thủ có lỗi việt vị.
- Đường 13m là một đường thẳng chạy suốt bề ngang sân thi đấu. Đường thẳng này song song và cách đều với đường biên ngang 13m.
Những quyết định thi hành Luật
- Phạt việt vị cho một cầu thủ không tính tại thời điểm người đó nhận bóng. Thời điểm đồng đội chuyền bóng về hướng cầu thủ mới được xem là việt vị. Như vậy có nghĩa là một cầu thủ sẽ không được xem là việt vị nếu người đó chạy nhanh hơn bóng khi được đồng đội chuyền bóng hoặc đá phạt.
- Một cầu thủ đang đứng ngang hàng với một cầu thủ của đội bạn đồng thời có một cầu thủ khác của đối phương đang đứng gần đường biên ngang sân nhà họ thì không được tính là việt vị. Trường hợp cầu thủ đứng ngang với cả 2 cầu thủ đối phương cuối cùng cũng không phải là tình huống việt vị.
- Trong khi thành luật việt vị, các trợ lý trọng tài phải xác định rõ ai là cầu thủ phạm luật việt vị mới căng cờ báo. Đồng nghĩa với việc nếu còn nghi ngờ thì các trợ lý trọng tài không được tham gia vào tình huống áp dụng việt vị đó.
Lỗi việt vị là như thế nào?
Một cầu thủ đứng ở vị trí việt vị phạm lỗi nếu người đó có tham gia vào đường bóng. Ngược lại nếu cầu thủ đó chạm bóng hoặc nhận bóng từ đồng đội sẽ không việt vị. Nhận định từ trọng tài về việc có hay không tham gia đường bóng gồm các yếu tố:
- Tham gia vào tình huống bóng
- Cố gắng để cản trở đội bạn
- Cố ý chiếm lợi thế trong tình huống việt vị
Mặt khác, dù cầu thủ trong vị trí việt vị và có tiếp xúc với bóng nhưng chưa chắc sẽ bị phạt. Cụ thể, nếu nhận bóng từ 1 trong 3 trường hợp sau sẽ không tính là việt vị:
- Quả ném biên
- Quả phạt góc
- Quả phát bóng
Luật việt vị có từ khi nào?
Luật việt vị ra đời trong khoảng cuối thế kỷ 18, khi các trường ở Anh bắt đầu tham gia chơi bóng đá. Khi mới ra đời, luật việt vị đối với sân 11 người, sân 7 người và cả sân 5 đều vô cùng nghiêm ngặt.
Sau nhiều năm, FIFA đã nhiều lần thay đổi Luật việt vị cụ thể như sau:
- Năm 1848: Quy tắc Cambridge ra đời có quy định rõ ràng và hoàn chỉnh về luật việt vị. Các quy tắc được nêu cụ thể giúp các cầu thủ hiểu việt vị nghĩa là gì. Luật này khá hà khắc với quy định phải có đến 4 người đối phương đứng sau.
- Năm 1866: Luật mới sửa đổi này cũng áp dụng quy tắc Cambridge. Điểm mới là luật đã “dễ thở” hơn, số người được giảm xuống còn 3.
- Năm 1925: Đánh dấu bước thay đổi khá quan trọng đó là Luật đổi thành ít hơn 2 người. Quy định này đã được sử dụng cho tới hiện nay và được nhiều đánh giá tích cực.
- Năm 2005: FIFA lại một lần nữa thay đổi luật việt vị. Luật này cho phép trọng tài không thổi phạt đối với cầu thủ đang việt vị nhưng chạm bóng từ đường chuyền về hoặc cản phá chủ ý của đối thủ.
- Năm 2013: Lần thay đổi luật việt vị mới nhất của FIFA là vào năm 2013. Theo luật mới này, cầu thủ vẫn được phép chạm bóng nếu đường bóng đó do đối phương chuyền về. Ngoại trừ trường hợp chạm bóng vì cản phá đối phương. Bên cạnh đó luật còn quy định cầu thủ đang việt vị nếu có ý đồ cản trở hậu vệ đối phương sẽ bị thổi phạt.
Luật việt vị được xác định như thế nào?
Tiếp theo hãy cùng tìm hiểu cách xác định lỗi việt vị bóng đá là gì nhé! Theo quy định của Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA), một cầu thủ sẽ phạm luật việt vị nếu bóng được đưa về phía trước. Hay nói cách khác là bóng hướng về nửa sân của đối phương. Cùng với đó không có cầu thủ nào của đội bạn ngăn cách giữa cầu thủ việt vị với thủ môn đối thủ.
Nếu cầu thủ bất chợt tiến vào vị trí việt vị mà không nhận ra hoặc chỉ vì cố gắng chơi bóng. Người này sẽ được xem là ‘tích cực tham gia chơi bóng’ và không có ý đồ việt vị. Chung quy là nếu xét thấy không có sự cố ý trọng tài sẽ không thổi phạt việt vị.
Nếu trọng tài biên xác nhận cầu thủ ở tình huống việt vị có thể căng cờ phất lên cao. Khi đó, trọng tài chính mới thổi còi dừng pha đi bóng lại để xác định có lỗi hay không.
Vai trò của trọng tài biên
Ngoài việc biết như thế nào là việt vị bạn còn cần nắm rõ vai trò của trọng tài biên trong tình huống này. Trọng tài biên chịu trách nhiệm quan sát và bắt lỗi việt vị của các cầu thủ nhờ có vị trí thuận lợi. Họ đứng dọc theo đường biên và có góc nhìn chính xác để phất cờ báo việt vị. Một khi cờ báo được phất lên, cầu thủ việt vị phải trả lại bóng cho đối phương. Đội bạn được đá phạt với bóng được tại vị cố định ở nửa sân của họ.
Công nghệ VAR
Ngày nay, lối đá và cách chơi bóng kỹ thuật của các cầu thủ ngày càng được nâng cấp. Tốc độ nhanh và tình huống bất ngờ có thể khiến trọng tài biên bỏ lỡ khoảnh khắc. Kết quả trận đấu sẽ bị ảnh hưởng nếu trọng tài không kịp quan sát hoặc đưa ra quyết định sai. Cách nhận định việt vị là gì trong những tình huống như thế này?
Công nghệ VAR ra đời là bước tiến mới để hạn chế những trường hợp này. VAR đã được sử dụng để hỗ trợ các trọng tài đưa ra quyết định chính xác trong tình huống việt vị. Ngoài ra những tình huống gây tranh cãi khác cũng có thể ứng dụng VAR. Đây chính là công cụ hỗ trợ trọng tài giúp trận đấu công bằng hơn.
Điều gì xảy ra sau khi bị căng cờ việt vị?
Cầu thủ sẽ không bị phạt cá nhân do lỗi việt vị.
Hình phạt duy nhất cho một cầu thủ bị căng cờ trong tư thế việt vị trả lại bóng cho đối thủ. Trận đấu tiếp tục bằng việc bắt đầu lại dưới dạng cú đá phạt ngay tại điểm việt vị cố định trên sân của họ.
Những tình huống không việt vị
Trong khu vực nửa sân của đối phương dù nhận bóng khi chỉ có 1 cầu thủ cuối cùng chưa hẳn là việt vị. Một cầu thủ sẽ không thể việt vị nếu người đó nhận bóng tại nửa sân của mình dù là từ đồng đội hay cầu thủ đội bạn. Cầu thủ tấn công nếu nhận bóng từ đường chuyền của cầu thủ đội bạn sẽ không việt vị.
Tình huống việt vị
Vẫn xét tại nửa sân đối phương, cầu thủ nhận bóng ở tư thế ngược lại không phải việt vị. Tức là nếu nhận bóng quay lưng với khung thành đối phương thì có 1, 2 hay 3 cầu thủ đứng giữa đều không quan trọng. Họ được phép tiếp tục đi bóng bình thường và không phải lỗi việt vị.
Một điều lưu ý nữa là nếu nhận bóng trực tiếp từ một cú sút cầu môn, đá phạt góc hay ném biên đều không phải là tình huống việt vị.
Ngoài cách phá việt vị sẽ được nêu ở dưới còn một cách khá đơn giản. Đó cầu thủ có thể xoay người lại để tiếp bóng hoặc lùi xuống đôi chút. Miễn là họ đứng sau hậu vệ đối phương khi nhận bóng là được. Cách phá bẫy việt vị này rất hợp cho những cầu thủ thông minh và tinh quái.
Xử phạt việt vị
Mọi cầu thủ tham gia chơi bóng đá đều được huấn luyện kỹ càng về luật. Họ hiểu biết rõ thế nào là việt vị. Nhưng trên sân bóng có nhiều yếu tố tác động có thể khiến họ mắc phải lỗi này. Hình phạt cho lỗi việt vị là cho đối phương hưởng quả phạt gián tiếp ở nơi xảy ra lỗi.
Phá bẫy việt vị là gì?
Trong những trận bóng sẽ có lúc gặp bẫy việt vị của đối phương. Lúc này bạn cần biết cách phá bẫy việt vị là gì để tránh những tình huống xử phạt không đáng có.
Phá bẫy việt vị là cách mà cầu thủ tiền đạo sẽ đứng tại vị trí cao hơn hậu vệ đội bạn (so với đường biên ngang). Khi thấy bóng từ đồng đội thì tiền đạo lập tức tăng tốc vượt lên hậu vệ để nhận bóng và ghi bàn. Nếu áp dụng tốt phương pháp này sẽ mang lại lợi thế lớn, dễ dàng ghi bàn hơn.
Kỳ năng phá bẫy việt vị là vô cùng cần thiết trong các trận đấu bóng đá. Nói một cách dễ hiểu là bạn lừa hậu vệ đối phương bằng cách đứng thấp hơn. Chớp thời cơ đồng đội có ý định chuyền bóng thì lập tức tăng tốc ghi bàn. Để thực hiện phá bẫy thành công cầu thủ cần nhạy bén và có tốc độ tốt.
Cách phá bẫy việt vị trong bóng đá
Các hậu vệ thường đứng trên vị trí tiền đạo của đối phương một chút để bẫy việt vị. Họ sẽ tránh đứng quá sát cầu môn nhằm bẫy thành công tiền đạo đội bạn. Nếu chơi ở vị trí tiền đạo bạn nên biết cách phá bẫy trong tình huống này.
Hãy nhớ khi dâng cao tấn công phải luôn luôn đứng trước phía hậu vệ của đội kia so với đường biên ngang. Khoảng cách này chỉ khoảng 1-2 bước là đủ, không cần đứng quá xa.
Trong trường hợp nhận thấy mình có khả năng bị lỗi việt vị có thể tránh bằng cách khác. Đó là tránh nhận bóng nếu đồng đội chuyền ở cự ly gần. Thay vào đó sẽ ra hiệu cho cầu thủ chuyền bóng tiếp tục chạy xuống và tự dứt điểm ngay. Đây là cách phá bẫy việt vị rất hiệu quả và dễ lừa hậu vệ đối phương.
Một cầu thủ có kỹ năng cá nhân tốt sẽ phá bẫy việt vị dễ dàng và chớp thời cơ ghi bàn chuẩn. Nhờ lối chơi tốc độ và dứt điểm, pha tấn công có thể kết thúc hoàn mỹ với một bàn thắng. Khả năng chọn vị trí chính xác, luồn lách giữa các khoảng trống hàng thủ cũng rất quan trọng. Nếu chọn được vị trí tốt có thể nhận bóng và đi bóng ghi bàn nhẹ nhàng chính xác hơn. Nói tóm lại tư duy nhạy bén và kỹ thuật tốt là 2 yếu tố quan trọng giúp bạn phá bẫy việt vị. Tuy nhiên không phải khi nào phá bẫy việt vị cũng thành công đây nhe! Nếu không phản ứng kịp rất dễ tự đẩy mình vào trạng thái “dính lỗi việt vị”.
Quy định của FIFA về luật việt vị
Luật bóng đá được đưa ra bời FIFA phiên bản sửa đổi năm 2005 nêu rõ: “Cầu thủ ở vị trí việt vị nếu bất cứ bộ phận nào trên cơ thể anh ta được phép chạm vào bóng ở gần đường biên ngang cuối sân đối phương hơn so với bóng và cầu thủ đối phương thứ 2 (cầu thủ đối phương thứ nhất thường sẽ là thủ môn)”. Trong trường hợp người đó nhận bóng từ pha cản phá có chủ ý hay đường chuyền về của đội bạn trọng tài sẽ không thổi lỗi việt vị.
Tuy nhiên bộ luật này đã có một số thay đổi vào lần sửa đổi năm 2013 của FIFA. Những thay đổi tuy không nhiều nhưng đều là những điểm mới đáng lưu ý. Như điều 11 của luật việt vị FIFA đã nêu rằng cầu thủ đang ở thế việt vị vẫn được tiếp tục tham gia vào tình huống bóng nếu họ nhận bóng do đối phương chủ ý chuyền về. Còn nếu nhận bóng từ một tình huống cản phá không chủ ý ( tức là bóng đập vào người sau đó nảy ra). Dù là do đối phương cản phá trọng tài vẫn sẽ thổi lỗi việt vị.
Cũng trong luật việt vị 2013, FIFA đã có những quy định cụ thể hơn về việc cản trở. Cụ thể cản trở cầu thủ của đối phương thì: Cầu thủ cản trở hướng di chuyển, cản trở tầm nhìn hoặc thực hiện động tác gây ảnh hưởng đến khả năng phòng ngự chả cầu thủ đối phương đều được xem là đang trong tư thế việt vị.
Kết luận
Lỗi việt vị tuy không quá nghiêm trọng nhưng rất hay xảy ra trong các trận bóng. Các cầu thủ đều cố gắng để ghi bàn nhưng phải đảm bảo không có lỗi việt vị bàn thắng mới được chấp nhận. Trên đây là những thông tin hữu ích về việt vị là gì cũng như cách phá bẫy việt vị. Mong rằng bài viết của chúng tôi sẽ là cơ sở giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về luật việt vị. Đừng quên theo dõi tin thể thao mỗi ngày tại FB 88 để không bỏ lỡ những bài viết hay nhé!
Xem thêm: